3. nhất cử lưỡng tiện

Để chỉ ý một công đôi việc, ngoài hai thành ngữ đã học nhất thạch nhị điểu 一石二鳥 (一石二鸟) và nhất tiễn song điêu 一箭雙雕 (一箭双雕)tiếng Hán còn có một thành ngữ khác cũng rất quen thuộc với người Việt:

nhất cử lưỡng tiện

 一舉兩便(一举两便)

[yī jǔ liǎng biàn]

一 nhất = 1, 舉 cử = cử động, 兩 lưỡng = hai, 便 tiện = tiện lợi.

一舉兩便 nhất cử lưỡng tiện = làm một việc mà được hai cái lợi, một công đôi việc.


HỌC CHỮ

一 nhất [yī] = một. 
與 dữ = trao cho; và. Hình hai bàn tay cầm một vật trao cho hai bàn tay ở dưới nhận lấy. Nghĩa gốc là trao tặng; cũng dùng làm liên từ, có nghĩa Tặng dữ = cho, biếu. ngã dữ nhỉ = tôi và anh; sơn dữ thủy = núi cùng sông.
手 thủ [shǒu] = tay. Hình bàn tay. Cũng viết khi kết hợp với chữ khác để tạo chữ mới.
舉 () cử [jǔ] = đưa lên. Cũng viết . Gồm trên là chữ dữ 與 (cho) chỉ âm đọc, dưới là chữ thủ 扌 (hay 手 = tay ) chỉ ý (dùng tay đưa lên).

兩 lưỡng [liǎng] = hai, cặp. Cũng viết . Hình cái ách trên cỗ xe song mã xưa.

人 nhân [rén] = người. Hình người đứng thẳng. Nếu kết hợp với chữ khác để tạo chữ mới có khi viết hoặc .
丙 bính [bĭng] = can bính. Chữ tượng hình, nghĩa gốc là cái đuôi cá, được mượn (giả tá) để chỉ can bính. Theo lí thuyết ngũ hành, bính thuộc hành hỏa, nên bính cũng có nghĩa là lửa. Trong dạng chữ thường dùng hiện nay (khải thư), 丙 trông giống hình ngọn lửa trong lò 內 bốc lên trần 一.
更 canh [gēng] = sửa đổi. Gồm trên là chữ bính 丙 (can bính) chỉ âm đọc, dưới là hình tay cầm roi chỉ ý (dùng roi để trị, khiến người dưới sửa đổi).
Canh tân = đổi mới. Canh cải = sửa đổi.
便 tiện [biàn] = thuận lợi. Chữ hội ý: 便 = nhân 亻 người + canh 更 sửa đổi: Người biết sửa đổi thì dễ thích nghi, làm việc thuận lợi.
Bất tiện = không thuận. Tiện lợi = có lợi. Tùy tiện = tùy ý, tự tiện, không câu thúc. Đại tiện, tiểu tiện cũng là chữ tiện 便 này.


*
Chú: HÁN TỰ THẤT THỂ

Chữ Hán xuất hiện cách đây khoảng hơn 3,5 ngàn năm. Ban đầu chỉ là những hình vẽ khá tùy tiện nên được gọi là văn: 
- Giáp cốt văn khắc trên yếm rùa, xương thú; tiếp đến là  
- kim văn khắc trên đồ kim loại như chuông, vạc. 
Theo thời gian, với sự phát triển của phương tiện kí tải bút và "giấy", hình chữ dần có quy củ, chuẩn mực, nên được gọi là thư
- triện thư, có hai loại đại triện và tiểu triện, trong đó tiểu triện được Tần Thủy Hoàng chọn làm văn tự chính thức dưới thời nhà Tần.
- lệ thư
- khải thư, là dạng chữ xuất hiện từ thời nhà Hán và thông dụng đến nay - phần lớn chữ in sách in báo đều là khải thư.Khải thư một số chữ có hai dạng, (1) phồn thể là dạng cổ truyền, hiện được dùng ở Đài Loan, Hồngkong, Ma cao; và (2) giản thể, hiện được dùng ở Trung hoa đại lục, cộng đồng người Hoa ở một số nước.
Ngoài ra còn có 
- thảo thư và 
- hành thư 
là hai dạng chữ viết tháu vốn dùng ghi nhanh khi viết nháp, .. cũng xuất hiện từ thời nhà Hán; trong đó hành thư ít tháu hơn thảo thư. 
Cộng lại có 7 dạng chữ, được gọi là Hán tự thất thể.

*
Chữ cử 舉 theo thời gian, từ trái qua:
- giáp cốt văn: là hình người cha dùng hai tay đưa đứa con nhỏ cao lên đầu, có lẽ đang đùa chơi với con. Chữ được cấu tạo theo kiểu hội ý.
- kim văn đơn giản hóa, chỉ còn lại hình hai đôi bàn tay một trên một dưới. 
- tiểu triện: biến thành chữ hình thanh, gồm thủ 手 chỉ ý + dữ 與 chỉ âm đọc. 
- khải thư: giản hóa chữ triện. Đây là dạng phồn thể, hiện còn được dùng ở Đài Loan, Hongkong, Macao, .. 
- cũng là khải thư, giản thể. Đây là dạng chữ hiện được dùng ở Trung hoa lục địa và một số cộng đồng người hoa ở Singapore, Malaysia, ...


(Hình trên mạng)


Comments