21. cử nhất phản tam
舉一反三 (举一反三) jǔ yī fǎn sān 舉 cử = đưa lên; 一 nhất = một; 反 phản = suy ra; 三 tam = ba. 舉一反三 cử nhất phản tam = từ một mà suy ra ba, học một biết mười. Nhất 一, tam 三 ở đây vốn là 一隅, 三隅 nhất / tam ngung = một / ba góc. Nguyên văn trong Luận ngữ (7.8): Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã 不憤不啟, 不悱不發, 舉一隅不以三隅反, 則不復也 (Thuật nhi 述而) Ai không bực, tức [vì chưa hiểu], thì không gợi mở cho. Vén một góc rồi mà không tự nghĩ cách vén ba góc kia, thì không dạy cho nữa. Các thành ngữ 舉隅反三 cử ngung phản tam, 一隅三反 nhất ngung tam phản, .. cũng là có nguồn gốc từ câu trích trong Luận ngữ này, và ý nghĩa hoàn toàn tương tự. Học, thầy chỉ gợi ý cho phần nào, còn lại trò phải tự tìm tòi lấy. Bởi ai học nấy biết. Không thể học thay, cũng như không thể ăn thay. Người xưa dạy và học là như thế. Tất nhiên muốn dạy học kiểu ấy, phải dành đủ thời gian cho trò. Còn như bây giờ, thầy cõng trò còn chạy ko kịp chương trình. Khi đó ko những trò bị điểm kém,