Posts

Showing posts from September, 2021

Tầm ẩn giả bất ngộ

Image
尋隱者不遇 . 松下問童子,言師採藥去。 只在此山中,雲深不知處 。 賈島 Giản thể: 松下问童子,言师采药去。 只在此山中,云深不知处 。 Bài thơ của Giả Đảo thời Đường. Giả Đảo là người nổi tiếng với "thôi xao", nhưng bài thơ trên đây thì lời lẽ rất giản dị, tự nhiên; có lẽ nhiều người Việt không biết chữ Hán, nhưng đọc phiên âm Hán Việt cũng hiểu nghĩa của các câu thơ. Âm (Hán Việt) : Tầm ẩn giả bất ngộ. Tùng hạ vấn đồng tử, ngôn sư thái dược khứ. Chỉ tại thử trung sơn, Vân thâm bất tri xứ. Nghĩa Tầm = tìm, ẩn giả = người ở ẩn, bất ngộ = không gặp. Tùng hạ = dưới gốc tùng/thông, vấn = hỏi,  đồng tử = đứa nhỏ,  Ngôn = nói. sư = thầy, thái dược khứ = hái thuốc rồi. Chỉ tại = chỉ tại, thử trung sơn trong núi này,  Vân = mây, thâm = sâu, bất tri xứ = không biết chỗ. Tác giả đi vào núi tìm thăm vị ẩn giả. Thấy chú nhỏ thư đồng hay học trò  gì đó của vị này dưới gốc tùng, bèn hỏi thăm. Chú nhỏ thưa thầy đi hái thuốc rồi. Chỉ tại trong núi này thôi, nhưng mây dày đặc, không rõ thầy đang ở chỗ nào. Dịch tạm cho vui Gốc tùng, hỏi chú nhỏ, Thưa

21. cử nhất phản tam

Image
  舉一反三 (举一反三) jǔ yī fǎn sān 舉 cử = đưa lên; 一 nhất = một; 反 phản = suy ra; 三  tam = ba. 舉一反三 cử nhất phản tam = từ một mà suy ra ba, học một biết mười.  Nhất 一, tam 三 ở đây vốn là 一隅, 三隅 nhất / tam ngung = một / ba góc. Nguyên văn trong Luận ngữ (7.8): Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã 不憤不啟, 不悱不發, 舉一隅不以三隅反, 則不復也 (Thuật nhi 述而) Ai không bực, tức [vì chưa hiểu], thì không gợi mở cho. Vén một góc rồi mà không tự nghĩ cách vén ba góc kia, thì không dạy cho nữa.  Các thành ngữ 舉隅反三 cử ngung phản tam, 一隅三反 nhất ngung tam phản, .. cũng là có nguồn gốc từ câu trích trong Luận ngữ này, và ý nghĩa hoàn toàn tương tự. Học, thầy chỉ gợi ý cho phần nào, còn lại trò phải tự tìm tòi lấy. Bởi ai học nấy biết. Không thể học thay, cũng như không thể ăn thay.  Người xưa dạy và học là như thế.  Tất nhiên muốn dạy học kiểu ấy, phải dành đủ thời gian cho trò. Còn như bây giờ, thầy cõng trò còn chạy ko kịp chương trình. Khi đó ko những trò bị điểm kém,

20. tri chi vi tri chi

Image
  知之為知之 (知之为知之) Tri chi vi tri chi /zhī zhī wéi zhī zhī/  知 tri = biết. 之 chi = làm trợ từ, để nhấn mạnh. 為 vi = thì là. Tri chi vi tri chi = biết thì nói là biết. Chữ lấy trong sách Luận ngữ, vốn là lời Khổng tử nói với Trọng Do, học trò ông:  Do, hối nhữ tri chi hồ? Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã . [1] = Do, ta dạy cho ngươi thế nào là “biết” nhé? Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, thế là biết vậy. Biết mình không biết có lẽ là cái biết quan trọng nhất, vì là cơ sở cho những cái biết khác. Nó đòi hỏi sự tự tin, dũng cảm, và chân thành. Vì thế mà Socrates nổi tiếng với câu nói, đại ý: "Tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả". Thường vì thiếu tự tin, giàu tự ái người ta hay dấu dốt, không biết cũng làm ra vẻ như biết rồi. Lão tử nhận xét về loại người này: Bất tri tri, bệnh dã [2] = không biết mà làm như biết rồi, là bệnh vậy. HỌC CHỮ Ta sẽ học cả câu:  知之為知之,不知為不知,是知也。 知 tri /zī/ = biết. Bộ thỉ 矢. Chữ hội ý gồm thỉ 矢 là hình mũ

19. bất sỉ hạ vấn

Image
不恥下問 (不耻下问) bù chǐ xià wèn 不 bất = không; 恥 sỉ = xấu hổ; 下 hạ = phía dưới, ở đây chỉ người có địa vị xã hội, hoặc học vấn, tuổi tác, ti ếngtăm, ..  kém hơn; 問 vấn = hỏi. 不恥下問 bất sỉ hạ vấn = không xấu hổ mà đi hỏi người dưới mình.  Ai cũng rõ  muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học . Nhưng không dễ gì tự nhận mình không biết, vượt qua được sự ngượng ngùng để đi hỏi, nhất là lại hỏi người có địa vị thấp hơn mình. Thật ra, ai cũng có thể dạy ta điều gì đó. Thầy dạy trò, nhưng ngược lại trò cũng dạy thầy. Một giáo viên phải qua nhiều năm quan sát cách học, cách hiểu của học trò mới hoàn thiện dần cách dạy của mình, trở thành giáo viên dạy tốt, đó chẳng phải học từ trò là gì. Khổng tử từ xưa cũng đã nói: Tam nhân hành tất hữu ngã sư  = ba người cùng đi ắt có người làm thầy ta. Câu trên đây lấy từ Luận ngữ, là lời Khổng tử nhận xét về một người đương thời, khen ông ta có lòng khiêm tốn ham học (5.15): 敏而好學,不恥下問。 Mẫn nhi hiếu học, bất sỉ hạ vấn = thông minh và hiếu học, không thấy xấu hỗ hỏ