cử nhất phản tam

舉一反三 (举一反三)

Cử nhất phản tam /jǔ yī fǎn sān/ 

舉 cử: đưa ra.

一 nhất: một sự việc

反 phản: suy tính 推算

三 tam: ba, nhiều. 

Cử nhất phản tam: đưa ra một điều thì suy tính ra được ba điều, từ một việc mà suy ra nhiều việc, học được điều này thì có thể suy ra điều khác.

Chữ lấy trong Luận ngữ (7.8): 

Tử viết: Bất phẩn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã

Khổng Tử nói: "Không thấy ấm ức trong bụng thì ko gợi mở, ko chỉ ra cho; vén một góc rồi mà không nghĩ cách vén ba góc kia, thì không dạy lại nữa”. [1]

Có vẻ người xưa đòi hỏi học trò hơi nhiều. Ko như nay, ko muốn học cũng bị ép phải học cho được. Và học thì có thầy cô học suy nghĩ thay cho. Nên trò nào cũng giỏi, giỏi toàn diện. Kết quả là [cha mẹ] trò nào cũng ngộ nhận về năng lực của [con em] mình. Nhiều trường dạy nghề tiền tỉ xây xong rồi để hoang, trong khi thợ rất thiếu và thầy thì quá dư.

Các thành ngữ 舉隅反三 cử ngung phản tam, 一隅三反 nhất ngung tam phản cũng có nguồn gốc từ câu trên, ý nghĩa tương tự.

---

[1]子曰:「不憤不啟,不悱不發,舉一隅不以三隅反,則不復也。」 

子曰:「不愤不启,不悱不发。举一隅不以三隅反,则不复也。」


Comments